Bệnh Parvo ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị


Bệnh Parovo

Bệnh Parvo ở chó: Nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị

Bệnh Parvo ở chó là một bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bệnh dễ lây lan nhanh chóng và có tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì thế mà nó là một nỗi ám ảnh đối với hầu hết những người nuôi chó.

Vậy bệnh Parvo ở chó là gì? Căn bệnh này có thật sự nguy hiểm hay không? Hãy cùng bệnh viện thú y Bảo Minh Châu tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh Parvo ở chó là bệnh gì?

Đối với những người mới nuôi chó thì parvo vẫn còn là một bệnh khá xa lạ, nhưng với những người đã có thâm niên trong việc nuôi thú cưng thì đã không còn quá xa lạ với căn bệnh này.

Parvo phát triển và gây tác động chủ yếu là nhằm vào hệ tiêu hóa. đặc biệt là đường ruột. Theo như một số thống kê đã chỉ ra rằng, có tới hơn 91% ca nhiễm Parvo sẽ tử vong nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh Parovo
Bệnh Parvo ở chó

Nguyên nhân gây ra bệnh Parvovirus ở chó

Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó là do sự xâm nhập của một loại virus có tên là Canine Parvovirus. Loại virus trú ẩn trong phân, nước tiểu của chó và có tốc độ lây lan rất nhanh.

Đối với chó trưởng thành khi bị nhiễm bệnh thì sẽ ít gây nguy hiểm đến tính mạng hơn so với chó con. Nhưng lại dễ trở thành vật chủ trung gian gây bệnh cho những chú chó khác.

Triệu chứng bệnh Parvo của chó

Các triệu chứng do bệnh Parvo gây ra thường tồn tại các dạng sau đây:

Dạng đường ruột

Thường gặp phổ biến ở chó nhỏ khoảng từ 5 đến 10 tuần tuổi. Ở dạng đường ruột này thường có các biểu hiện sau đây:

    • Sốt kéo dài từ khi phát bệnh, cho đến khi có những biểu hiện của parvo dạng lâm sàng.
    • Bỏ ăn, buồn nôn, ủ rũ, mệt mỏi
    • Tiêu chảy, phân có máu tươi hoặc có màu hồng, có lẫn cả niêm mạc ruột, có mùi tanh khắm.
    • Hố mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt, dễ bị nhiễm trùng kế phát.
Bệnh parvovirus ở chó
Triệu chứng của bệnh Parvo

Dạng viêm cơ tiêm

Tốc độ tử vong ở dạng viêm cơ tiêm diễn ra khá nhanh. Thường thì chó sẽ có những biểu hiện như niêm mạc nhợt nhạt, thâm tím, khó thở, thiếu máu nặng, nôn mửa, sau đó kêu la và tử vong.

Nhưng đa phần virus sẽ tấn công gây hoại tử cơ tim, dẫn đến suy tim cấp ở chó. và lúc này thì các chú chó sẽ thường tử vong dù không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng Parvo.

Dạng viêm ruột kết hợp

Xuất hiện những triệu chứng đầu tiên gây ra thiếu máu, mất cân bằng điện giải, tiêu chảy nặng, phù phổi khiến cho chó có thể tử vong chỉ trong vòng 24h nếu không may bị nếu bị mắc phải dạng viêm ruột kết hợp.

Bệnh Parvovirus ở chó lây qua đường nào?

Bệnh Parvovirus chủ yếu lây truyền thông qua con đường tiếp xúc miệng với những vật thể chứa mầm bệnh. Quá trình xâm nhập của parvovirus như sau:

1. Đầu tiên thì đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tiếp xúc trực tiếp với chất thải, hoặc đất có mầm mống virus.

Bệnh parvovirus ở chó
Con đường lây lan của bệnh Parvo

2. Sau đó, virus Parvo sẽ đi vào cơ thể từ đường miệng khiến chó bị nhiễm bệnh. Sau đó sinh sôi nảy nở và nhân lên rất nhiều lần trong cổ họng cũng như là ở các mô bạch huyết.

3. Rồi tiếp tục đi vào trong máu, di chuyển tới các mô tế bào sinh trưởng như các mô ở đường ruột, mô cơ tim, tủy xương.

Cách điều trị bệnh Parvovirus trên chó

Bệnh parvo hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng vẫn có một số loại thuốc hỗ trợ điều trị Parvo cũng rất hiệu quả. Để tối ưu nhất thì chúng ta vẫn nên áp dụng những phương pháp y học tập trung vào điều trị các triệu chứng nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong thấp nhất có thể.

Danh sách bệnh viện điều trị Parvo uy tín: https://baominhchau.net/thu-y-can-tho/

Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp giúp tăng tỷ lệ sống cho chó. Nếu bạn phát hiện chó có những biểu hiện nào của bệnh Parvo thì phải cách ly chó ngay lập tức để tránh lây lan với những cá thể động vật khác.

Sau đó, cần phải ngừng cho chó ăn ngay lập tức để xem xét biểu hiện của chó như thế nào (trường hợp chưa thể liên hệ với thú y). Tiếp theo, cần phải đến bác sĩ thú y ngay lập tức để cấp cứu cho chó.

Bảo Minh Châu hi vọng với những thông tin hữu ích về bệnh Parvo ở chó mà chúng tôi chia sẻ. Sẽ giúp cho bạn có thể nhận biết và phòng tránh được căn bệnh này cho thú cưng của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

24/7

LIÊN HỆ